Dân số Việt Nam đạt 100,3 triệu dân vào năm 2023 - Ảnh minh họa: NAM TRẦN
Dân số Việt Nam đạt 100,3 triệu dân vào năm 2023 - Ảnh minh họa: NAM TRẦN
Theo Tổng cục Thống kê, chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm mạnh và cơ bản duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây. Tỉ lệ tử vong vẫn duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình tăng do những thành tựu phát triển của y học và công tác chăm sóc sức khỏe người dân được cải thiện.
Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2023 là 73,7 tuổi (năm 2022 là 73,6 tuổi), trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,5 tuổi.
Người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, tuy nhiên lại có số năm sống với bệnh tật nhiều.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 10 quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ 2. Tuy nhiên số năm sống có bệnh tật lại cao so với các nước.
Chia sẻ với báo chí trước đó, PGS.TS Nguyễn Trung Anh, giám đốc Bệnh viện Lão khoa trung ương, cho hay người cao tuổi Việt Nam mắc rất nhiều bệnh. Mỗi người cao tuổi trung bình chịu đựng 14 năm sau của cuộc đời với nhiều bệnh tật phối hợp.
"Cụ thể, trung bình một người trên 60 tuổi mắc 3-4 bệnh, đặc biệt những người trên 80 tuổi có thể mắc trên 6 bệnh. Đây là gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân cũng như gia đình, đặc biệt là vấn đề chăm sóc.
Bên cạnh những chính sách hỗ trợ y tế đối với người cao tuổi, người dân cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh. Trong đó, cần tầm soát sức khỏe, phát hiện bệnh sớm và quản lý tốt các bệnh tật không lây nhiễm…", ông Trung Anh chia sẻ.
Thông tin về tình hình dân số, lao động việc làm quý IV và năm 2023 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 đạt 100,3 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số nam và nữ khá cân bằng. Cụ thể, tỷ lệ nam giới chiếm 49,9%, nữ giới chiếm 50,1%.
Dân số trung bình khu vực thành thị là 38,2 triệu người, chiếm 38,1%; khu vực nông thôn là 62,1 triệu người, chiếm 61,9%. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (xếp sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 15 trên thế giới.
Do mức sinh có xu hướng giảm nhẹ nên tốc độ tăng dân số giảm dần trong những năm gần đây và dự báo tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Cụ thể, tốc độ tăng dân số trung bình năm 2022 là 0,98%, năm 2023 là 0,84%.
Cơ cấu dân số của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng tăng tỷ lệ người cao tuổi và giảm tỷ lệ dân số trẻ. Việt Nam hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng và cũng đồng thời trong quá trình già hóa dân số.
Tỷ trọng nhóm dân số trẻ từ 0-14 tuổi giảm từ 24,3% năm 2019 xuống khoảng 23,9% năm 2023; trong khi nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng nhanh, từ 11,9% năm 2019 lên 13,9% vào năm 2023. Nhóm dân số trong độ tuổi từ 15- 59 tuổi chiếm 63,8% năm 2019 giảm xuống còn 62,2% năm 2023.
Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam tiếp tục diễn ra mạnh mẽ do việc di cư dân số từ khu vực nông thôn đến thành thị và việc mở rộng địa giới hành chính các khu vực thành thị. Tỷ lệ dân số thành thị năm 2023 của Việt Nam khoảng 38,1%, tăng 0,6 điểm phần trăm, so với năm 2022, và tăng 1 điểm phần trăm so với năm 2021.
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người Việt Nam năm 2023 là 73,7 tuổi; trong đó, tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,1 tuổi, của nữ giới là 76,5 tuổi. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của Việt Nam hiện nay thấp hơn 3 quốc gia là: Singapore (83 tuổi), Brunei (78 tuổi), Thái Lan (76 tuổi).
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
- Vùng I: Mức lương tối thiểu tháng là 4.680.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 22.500 đồng.
- Vùng II: Mức lương tối thiểu tháng là 4.160.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 20.000 đồng.
- Vùng III: Mức lương tối thiểu tháng là 3.640.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 17.500 đồng.
- Vùng IV: Mức lương tối thiểu tháng là 3.250.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 15.600 đồng.
Theo đó, căn cứ vào nơi mà người lao động làm việc thuộc vùng nào để xác định mức lương tối thiểu vùng theo quy định trên.
Mật độ dân số là một chỉ tiêu thống kê quan trọng, thể hiện mức độ phân bố dân số trên một đơn vị diện tích. Mật độ dân số có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, trong đó có tình hình lao động và việc làm. Một số ảnh hưởng của mật độ dân số đến người lao động có thể kể đến như sau:
- Mật độ dân số cao có thể tạo ra áp lực lớn cho nguồn lực lao động, khiến cho cạnh tranh việc làm trở nên khốc liệt, giảm cơ hội nghề nghiệp và thu nhập cho người lao động. Đồng thời, mật độ dân số cao cũng gây ra những vấn đề về ô nhiễm môi trường, giao thông, an ninh, sức khỏe, giáo dục, văn hóa... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm việc của người lao động.
- Mật độ dân số thấp có thể dẫn đến thiếu hụt lao động, giảm năng suất và hiệu quả kinh tế, hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, mật độ dân số thấp cũng gây ra những vấn đề về sự cô lập, thiếu tiếp xúc và giao lưu giữa các cộng đồng, ảnh hưởng đến sự hòa nhập và phát triển của người lao động.
Do đó, mật độ dân số là một yếu tố cần được quan tâm và điều chỉnh phù hợp với điều kiện và mục tiêu phát triển của từng khu vực và quốc gia.
Thông tin về tình hình dân số, lao động việc làm quý IV và năm 2023 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, dân số trung bình của Việt Nam năm 2023 đạt 100,3 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số nam và nữ khá cân bằng. Cụ thể, tỷ lệ nam giới chiếm 49,9%, nữ giới chiếm 50,1%.
Do mức sinh có xu hướng giảm nhẹ nên tốc độ tăng dân số giảm dần trong những năm gần đây và dự báo tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Cụ thể, tốc độ tăng dân số trung bình năm 2022 là 0,98%, năm 2023 là 0,84%.
Dân số trung bình khu vực thành thị là 38,2 triệu người, chiếm 38,1%; khu vực nông thôn là 62,1 triệu người, chiếm 61,9%. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (xếp sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 15 trên thế giới.
Do mức sinh có xu hướng giảm nhẹ nên tốc độ tăng dân số giảm dần trong những năm gần đây và dự báo tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Cụ thể, tốc độ tăng dân số trung bình năm 2022 là 0,98%, năm 2023 là 0,84%.
Cơ cấu dân số của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng tăng tỷ lệ người cao tuổi và giảm tỷ lệ dân số trẻ. Việt Nam hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng và cũng đồng thời trong quá trình già hóa dân số.
Dân số trung bình của Việt Nam trong 5 năm gần đây (Đơn vị: Nghìn người) (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Tỷ trọng nhóm dân số trẻ từ 0-14 tuổi giảm từ 24,3% năm 2019 xuống khoảng 23,9% năm 2023; trong khi nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên tăng nhanh, từ 11,9% năm 2019 lên 13,9% vào năm 2023. Nhóm dân số trong độ tuổi từ 15- 59 tuổi chiếm 63,8% năm 2019 giảm xuống còn 62,2% năm 2023.
Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam tiếp tục diễn ra mạnh mẽ do việc di cư dân số từ khu vực nông thôn đến thành thị và việc mở rộng địa giới hành chính các khu vực thành thị.Tỷ lệ dân số thành thị năm 2023 của Việt Nam khoảng 38,1%, tăng 0,6 điểm phần trăm, so với năm 2022, và tăng 1 điểm phần trăm so với năm 2021.
Tổng tỷ suất sinh (TFR) năm 2023 của Việt Nam ước tính là 1,96 con/phụ nữ. Mức sinh có xu hướng giảm nhẹ trong những năm gần đây và được dự báo là sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.
TFR của Việt Nam thấp hơn TFR trung bình của các nước Đông Nam Á (2 con/phụ nữ), cao hơn bốn quốc gia trong khu vực. Cụ thể là: Brunei (1,9 con/phụ nữ), Philippines (1,9 con/phụ nữ), Thái Lan (1,1 con/phụ nữ) và Singapore (1,0 con/phụ nữ); trong khi TFR của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia còn lại trong khu vực.
Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) của dân số Việt Nam năm 2023 là 112 bé trai/100 bé gái, phản ánh tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta vẫn ở mức cao. SRB của Việt Nam có dấu hiệu tăng chậm lại trong những năm gần đây và dự báo sẽ giảm trong những năm tiếp theo.
Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực thực hiện các biện pháp tốt hơn để đạt được mục tiêu của Chính phủ đề ra trong Chiến lược Dân số Việt Nam “Đến năm 2030, tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống”.
Năm 2023: Tuổi thọ trung bình của người Việt là 73,7 tuổi
Công bố của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ tử vong ở Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức thấp, thể hiện những thành công của chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em nói riêng và công tác bảo vệ sức khỏe, nâng cao mức sống cho nhân dân nói chung trong những năm qua của Đảng và Nhà nước ta.
Tỷ suất chết thô (CDR) của Việt Nam năm 2023 ước tính là 5,5 người chết/1000 dân. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, CDR của Việt Nam ở mức trung bình. CDR của Việt Nam chỉ cao hơn Brunei, thấp hơn các quốc gia còn lại trong khu vực, Trong đó, CDR cao nhất trong số các quốc gia trong khu vực là Thái Lan và Malaysia (9 người chết/1000 dân) và thấp nhất là của Brunei (4 người chết/1000 dân).
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người Việt Nam năm 2023 là 73,7 tuổi; trong đó, tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,1 tuổi, của nữ giới là 76,5 tuổi.
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng và hiệu quả của hệ thống chăm sóc sức khỏe thai sản cho bà mẹ và trẻ em nói riêng, cũng như điều kiện phát triển toàn diện kinh tế-xã hội nói chung. Năm 2023, IMR của Việt Nam ước tính là 12 trẻ em dưới 1 tuổi tử vong trên 1000 trẻ sinh sống. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi của Việt Nam thấp hơn của thế giới và của châu Á.
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) cũng có xu hướng giảm nhẹ trong những năm vừa qua. U5MR của Việt Nam năm 2023 ước tính là 18,2 (trẻ em dưới 5 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống), giảm nhẹ so với năm 2022 (18,9 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong/1000 trẻ sinh sống).
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người Việt Nam năm 2023 là 73,7 tuổi; trong đó, tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,1 tuổi, của nữ giới là 76,5 tuổi. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của Việt Nam hiện nay thấp hơn 3 quốc gia là: Singapore (83 tuổi), Brunei (78 tuổi), Thái Lan (76 tuổi).
Cơ quan thống kê quốc gia nhận định, dân số Việt Nam có những biến đổi nhân khẩu học mạnh mẽ với một số đặc trưng nổi bật. Đó là: Dân số đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, xu hướng già hóa dân số vẫn đang diễn ra nhanh chóng; tốc độ đô thị hóa cao; mức sinh giảm xuống thấp nhất trong giai đoạn 2018-2023; các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em nói riêng và công tác bảo vệ sức khỏe, nâng cao mức sống cho nhân dân nói chung đạt được những thành công nhất định, tỷ lệ tử vong ở Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình cao trong nhiều năm trở lại đây.