Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 7 tăng tháng thứ tư liên tiếp lên 4,3%, từ mức 4,1% của tháng 6. Thị trường lao động chậm lại do hoạt động tuyển dụng yếu, trong bối cảnh chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của FED gây áp lực lên nhu cầu. Lĩnh vực phi nông nghiệp tạo thêm 114.000 việc làm trong tháng 7, thấp hơn nhiều mức dự báo được nhiều nhà kinh tế đưa ra trước đó là 175.000 việc làm. Số liệu của tháng 6 cũng được điều chỉnh giảm còn 179.000 việc làm được tạo ra, thay vì 206.000 việc làm như báo cáo ban đầu. Ngành chăm sóc sức khỏe tiếp tục dẫn đầu về mức tăng trưởng việc làm, với 55.000 biên chế tăng thêm. Lĩnh vực xây dựng tăng 25.000 việc làm, các ngành vận tải, kho bãi, trợ cấp xã hội và cơ quan chính phủ cũng tăng. Tuy nhiên, ngành thông tin giảm 20.000 việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 7 tăng tháng thứ tư liên tiếp lên 4,3%, từ mức 4,1% của tháng 6. Thị trường lao động chậm lại do hoạt động tuyển dụng yếu, trong bối cảnh chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của FED gây áp lực lên nhu cầu. Lĩnh vực phi nông nghiệp tạo thêm 114.000 việc làm trong tháng 7, thấp hơn nhiều mức dự báo được nhiều nhà kinh tế đưa ra trước đó là 175.000 việc làm. Số liệu của tháng 6 cũng được điều chỉnh giảm còn 179.000 việc làm được tạo ra, thay vì 206.000 việc làm như báo cáo ban đầu. Ngành chăm sóc sức khỏe tiếp tục dẫn đầu về mức tăng trưởng việc làm, với 55.000 biên chế tăng thêm. Lĩnh vực xây dựng tăng 25.000 việc làm, các ngành vận tải, kho bãi, trợ cấp xã hội và cơ quan chính phủ cũng tăng. Tuy nhiên, ngành thông tin giảm 20.000 việc làm.
Bộ Lao động Mỹ vừa công bố báo cáo cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 7/2024 tăng sát mức cao nhất trong 3 năm, do hoạt động tuyển dụng chậm lại. Tuy nhiên, sức nóng trên thị trường lao động giảm nhiệt lại thúc đẩy niềm tin của giới hoạch định chính sách về triển vọng kiềm chế lạm phát, giúp Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiến gần hơn đến mục tiêu cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 7 tăng tháng thứ tư liên tiếp lên 4,3%, từ mức 4,1% của tháng 6. Thị trường lao động chậm lại do hoạt động tuyển dụng yếu, trong bối cảnh chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của FED gây áp lực lên nhu cầu. Lĩnh vực phi nông nghiệp tạo thêm 114.000 việc làm trong tháng 7, thấp hơn nhiều mức dự báo được nhiều nhà kinh tế đưa ra trước đó là 175.000 việc làm. Số liệu của tháng 6 cũng được điều chỉnh giảm còn 179.000 việc làm được tạo ra, thay vì 206.000 việc làm như báo cáo ban đầu. Ngành chăm sóc sức khỏe tiếp tục dẫn đầu về mức tăng trưởng việc làm, với 55.000 biên chế tăng thêm. Lĩnh vực xây dựng tăng 25.000 việc làm, các ngành vận tải, kho bãi, trợ cấp xã hội và cơ quan chính phủ cũng tăng. Tuy nhiên, ngành thông tin giảm 20.000 việc làm.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cũng cho thấy, tăng trưởng tiền lương trong tháng 7 đã chậm lại đáng kể, xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm. Mức tăng trưởng tiền lương vẫn cao hơn phạm vi 3-3,5%, được coi là phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát 2% của FED, nhưng các số liệu mới của thị trường lao động cho thấy những tín hiệu tích cực đối với cuộc chiến chống lạm phát. Số liệu tích cực về lạm phát và mong muốn ngăn chặn tình trạng thất nghiệp gia tăng là hai lý do chính khiến các nhà hoạch định chính sách của FED muốn mở đường cho đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới.
Ngày 31/7 vừa qua, FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách trong phạm vi 5,25-5,50%, song vẫn để ngỏ khả năng giảm chi phí đi vay ngay sau cuộc họp tiếp theo của FED vào tháng 9. Phát biểu với báo giới, Chủ tịch FED Jerome Powell đề cập khả năng cắt giảm lãi suất sớm nhất, nếu dữ liệu về lạm phát tiếp tục xu hướng giảm gần đây. Thị trường tài chính còn kỳ vọng lãi suất tiếp tục được cắt giảm vào tháng 11 và tháng 12 năm nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia và nhà đầu tư chuyển sang tâm lý lo lắng về dữ liệu kinh tế cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến và lĩnh vực sản xuất tiếp tục suy yếu. Điều đó dấy lên lo ngại FED có thể đã do dự quá lâu về việc bắt đầu cắt giảm lãi suất. Giám đốc đầu tư Clark Bellin tại Bellwether Wealth cho biết: Thị trường lao động vẫn duy trì khả năng phục hồi đáng kể trong 2 năm qua trong bối cảnh lãi suất tăng cao. Nhưng điều quan trọng là phải có bước đi trước những dấu hiệu chậm lại của thị trường lao động, bằng cách tiến hành cắt giảm lãi suất, vào tháng 9 tới.
Trong khi đó, FED đánh giá nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ vững chắc, trong khi tăng trưởng việc làm chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp. FED chuyển tập trung chú ý từ “rủi ro lạm phát” sang “rủi ro đối với nhiệm vụ kép của mình”, trong đó duy trì việc làm phù hợp với giá cả ổn định.
Thị trường lao động Mỹ tiếp tục nới lỏng và lạm phát giảm đang thúc đẩy FED sớm cắt giảm lãi suất, trong đó thị trường tài chính kỳ vọng sẽ có ít nhất 2 đợt cắt giảm trong năm nay. FED không cam kết cắt giảm lãi suất và nhắc lại rằng các nhà hoạch định chính sách vẫn cần niềm tin lớn hơn về “lạm phát đang tiến triển bền vững” tới mục tiêu 2%, trước khi quyết định hạ chi phí đi vay.
Tuy nhiên, những thay đổi trong tuyên bố chính sách mới nhất của FED, cùng với các chỉ số cho thấy thị trường lao động Mỹ dần hạ nhiệt, đang củng cố kỳ vọng của các nhà đầu tư rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ quyết định bắt đầu cắt giảm lãi suất, trong cuộc họp chính sách tiếp theo vào tháng 9 tới.
Bộ Lao động Mỹ vừa công bố báo cáo cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 7/2024 tăng sát mức cao nhất trong 3 năm, do hoạt động tuyển dụng chậm lại. Tuy nhiên, sức nóng trên thị trường lao động giảm nhiệt lại thúc đẩy niềm tin của giới hoạch định chính sách về triển vọng kiềm chế lạm phát, giúp Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiến gần hơn đến mục tiêu cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 7 tăng tháng thứ tư liên tiếp lên 4,3%, từ mức 4,1% của tháng 6. Thị trường lao động chậm lại do hoạt động tuyển dụng yếu, trong bối cảnh chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của FED gây áp lực lên nhu cầu. Lĩnh vực phi nông nghiệp tạo thêm 114.000 việc làm trong tháng 7, thấp hơn nhiều mức dự báo được nhiều nhà kinh tế đưa ra trước đó là 175.000 việc làm. Số liệu của tháng 6 cũng được điều chỉnh giảm còn 179.000 việc làm được tạo ra, thay vì 206.000 việc làm như báo cáo ban đầu. Ngành chăm sóc sức khỏe tiếp tục dẫn đầu về mức tăng trưởng việc làm, với 55.000 biên chế tăng thêm. Lĩnh vực xây dựng tăng 25.000 việc làm, các ngành vận tải, kho bãi, trợ cấp xã hội và cơ quan chính phủ cũng tăng. Tuy nhiên, ngành thông tin giảm 20.000 việc làm.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cũng cho thấy, tăng trưởng tiền lương trong tháng 7 đã chậm lại đáng kể, xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm. Mức tăng trưởng tiền lương vẫn cao hơn phạm vi 3-3,5%, được coi là phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát 2% của FED, nhưng các số liệu mới của thị trường lao động cho thấy những tín hiệu tích cực đối với cuộc chiến chống lạm phát. Số liệu tích cực về lạm phát và mong muốn ngăn chặn tình trạng thất nghiệp gia tăng là hai lý do chính khiến các nhà hoạch định chính sách của FED muốn mở đường cho đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tới.
Ngày 31/7 vừa qua, FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách trong phạm vi 5,25-5,50%, song vẫn để ngỏ khả năng giảm chi phí đi vay ngay sau cuộc họp tiếp theo của FED vào tháng 9. Phát biểu với báo giới, Chủ tịch FED Jerome Powell đề cập khả năng cắt giảm lãi suất sớm nhất, nếu dữ liệu về lạm phát tiếp tục xu hướng giảm gần đây. Thị trường tài chính còn kỳ vọng lãi suất tiếp tục được cắt giảm vào tháng 11 và tháng 12 năm nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia và nhà đầu tư chuyển sang tâm lý lo lắng về dữ liệu kinh tế cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến và lĩnh vực sản xuất tiếp tục suy yếu. Điều đó dấy lên lo ngại FED có thể đã do dự quá lâu về việc bắt đầu cắt giảm lãi suất. Giám đốc đầu tư Clark Bellin tại Bellwether Wealth cho biết: Thị trường lao động vẫn duy trì khả năng phục hồi đáng kể trong 2 năm qua trong bối cảnh lãi suất tăng cao. Nhưng điều quan trọng là phải có bước đi trước những dấu hiệu chậm lại của thị trường lao động, bằng cách tiến hành cắt giảm lãi suất, vào tháng 9 tới.
Trong khi đó, FED đánh giá nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ vững chắc, trong khi tăng trưởng việc làm chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp. FED chuyển tập trung chú ý từ “rủi ro lạm phát” sang “rủi ro đối với nhiệm vụ kép của mình”, trong đó duy trì việc làm phù hợp với giá cả ổn định.
Thị trường lao động Mỹ tiếp tục nới lỏng và lạm phát giảm đang thúc đẩy FED sớm cắt giảm lãi suất, trong đó thị trường tài chính kỳ vọng sẽ có ít nhất 2 đợt cắt giảm trong năm nay. FED không cam kết cắt giảm lãi suất và nhắc lại rằng các nhà hoạch định chính sách vẫn cần niềm tin lớn hơn về “lạm phát đang tiến triển bền vững” tới mục tiêu 2%, trước khi quyết định hạ chi phí đi vay.
Tuy nhiên, những thay đổi trong tuyên bố chính sách mới nhất của FED, cùng với các chỉ số cho thấy thị trường lao động Mỹ dần hạ nhiệt, đang củng cố kỳ vọng của các nhà đầu tư rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ quyết định bắt đầu cắt giảm lãi suất, trong cuộc họp chính sách tiếp theo vào tháng 9 tới.