Một người phụ nữ cầm nến hòa vào đám đông biểu tình để yêu cầu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol từ chức ở quảng trường Gwanghwamun, trung tâm thủ đô Seoul vào tối 4-12 - Ảnh: REUTERS
Một người phụ nữ cầm nến hòa vào đám đông biểu tình để yêu cầu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol từ chức ở quảng trường Gwanghwamun, trung tâm thủ đô Seoul vào tối 4-12 - Ảnh: REUTERS
Bất chấp lời cảnh báo của Chính phủ sẽ kỷ luật, với băng rôn ghi khẩu hiệu "1 ngày nghỉ làm giáo viên", hàng chục nghìn giáo viên Hàn Quốc đã không đến trường và tham gia các cuộc biểu tình được tổ chức khắp đất nước này.
Cuộc biểu tình của giáo viên Hàn Quốc đã đánh dấu một khoảnh khắc lịch sử về ngành Giáo dục của quốc gia này. Bởi đây là lần đầu tiên giáo viên Hàn Quốc tự tập hợp lại và cùng nhau đình công mà không có sự phối hợp với các nhóm người làm chính trị có định hướng giáo dục.
Cuộc biểu tình của giáo viên Hàn Quốc đã khiến một số trường học tạm thời đóng cửa vì nhiều nhà giáo dục đồng loạt xin nghỉ phép.
Cụ thể, trên toàn đất nước Hàn Quốc có 32 trường học đóng cửa trong ngày hôm nay, trong đó thủ đô Seoul là nơi có nhiều trường học đóng cửa nhất (11 trường). Thành phố Sejong - trung tâm hành chính của Hàn Quốc có 8 trường, thành phố Ulsan - thành phố đô thị lớn thứ bảy của Hàn Quốc có 1 trường và các thành phố khác như Gwangju và Nam Chungcheong cũng đóng cửa do thiếu nhân viên.
Trước tình trạng giáo viên Hàn Quốc đình công, nhiều phụ huynh lo lắng vì con mình không được đến trường. Vậy nên Văn phòng Giáo dục Seoul đã cử gần 900 nhân viên ngành Giáo dục đến hỗ trợ các trường học tiếp tục mở cửa hoạt động. Bên cạnh đó, một số phụ huynh cũng tình nguyện có mặt tại trường để trợ giúp trước số lượng nhiều giáo viên viết đơn xin nghỉ phép để tham gia đình công.
Tại Trường Tiểu học Seoi ở Seocho-gu, Seoul, từ sáng sớm, hàng trăm giáo viên đương nhiệm, giáo viên đã nghỉ hưu và những người ủng hộ cuộc biểu tình đã tập trung lại để tưởng nhớ người giáo viên quá cố - người đã phải vật lộn với khối lượng công việc quá lớn và những lời phàn nàn khắc nghiệt của phụ huynh.
Một giáo viên đã nghỉ hưu họ Kim ở độ tuổi 60, chia sẻ rằng: "Tôi từng là một giáo viên được học sinh kính trọng và phụ huynh yêu mến. Nhưng bối cảnh giáo dục đã thay đổi một cách chóng mặt, nhiều giáo viên bị chà đạp. Những gì tôi có thể làm với tư cách là một người lớn tuổi là đứng về phía giáo viên bằng cách tham gia buổi lễ tưởng niệm và cuộc biểu tình".
Tự nhận mình là nạn nhân của những lời phàn nàn quá mức từ phụ huynh, một giáo viên tiểu học ở thủ đô Seoul với 7 năm kinh nghiệm cho biết cô đến buổi lễ tưởng niệm hôm nay vì sự ra đi của người đồng nghiệp trẻ tuổi đã để lại ấn tượng sâu sắc trong cô.
"Bộ Giáo dục có vẻ miễn cưỡng trong việc bảo vệ giáo viên khỏi việc bị phụ huynh buộc tội lạm dụng trẻ em. Nếu không được bảo vệ quyền lợi, giáo viên Hàn Quốc sẽ tiếp tục phải đối mặt với các mối đe dọa từ các cáo buộc lạm dụng trẻ em trong suốt sự nghiệp của mình", giáo viên tiểu học nói trong nước mắt.
Một phụ huynh có con học lớp 4 cũng đã xin nghỉ làm một ngày để tưởng nhớ giáo viên quá cố. "Thật đau lòng khi chứng kiến một sự việc như vậy xảy ra trong cộng đồng trường học. Tôi muốn nói rằng, không phải tất cả phụ huynh và học sinh đều thô lỗ. Đó chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể và tôi thực sự hy vọng giáo viên sẽ được đảm bảo những quyền lợi tốt hơn", cô bộc bạch.
Buổi lễ tưởng niệm là một phần của cuộc biểu tình kéo dài cả ngày. Ngoài ra, các giáo viên Hàn Quốc cũng chuẩn bị biểu tình nhằm yêu cầu Quốc hội nước này sửa đổi quy định pháp luật về tội lạm dụng trẻ em.
Các giáo viên Hàn Quốc mong muốn được cho phép sẽ kỷ luật đối với những học sinh vi phạm nội quy lớp học và được miễn trừ khỏi các cáo buộc lạm dụng quyền trẻ em. Bởi lẽ, khi bị buộc tội lạm dụng trẻ em, giáo viên Hàn Quốc sẽ bị sa thải. Họ chỉ được phép quay lại nghề giảng dạy cho đến khi cáo buộc này bị xóa bỏ.
Để giải quyết vấn đề này, trước đó Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra các chính sách mới để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của giáo viên như: cho phép giáo viên mời học sinh quậy phá ra khỏi lớp học, tịch thu điện thoại của học sinh và đồng thời yêu cầu phụ huynh muốn gặp giáo viên phải đặt lịch hẹn từ trước.
Tuy nhiên, bất chấp những thay đổi về chính sách đang diễn ra, các giáo viên Hàn Quốc vẫn bất bình và tổ chức biểu tình bởi vào cuối tuần qua đã có thêm 2 giáo viên tự tử ở Goyang, tỉnh Kyunggi và Gunsan, tỉnh Bắc Jeolla.
Các giáo viên tin rằng, những người đồng nghiệp của mình đã qua đời là do bị căng thẳng quá mức trước sự xúc phạm của phụ huynh học sinh.
Trước cuộc biểu tình của giáo viên Hàn Quốc, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã chỉ thị cho các trợ lý của mình phải đảm bảo quyền lợi của giáo viên và làm ổn định trở lại lĩnh vực giáo dục.
Lee Do-woon - người phát ngôn của tổng thống Hàn Quốc đã nói: "Phải tiếp thu các ý kiến của giáo viên và cố gắng hết sức để bảo đảm quyền lợi của họ không bị xâm phạm".
Vì một đường biên giới hòa bình, ổn định
Việt Nam có đường biên giới chung với Lào là đường biên giới trên bộ dài nhất với tổng chiều dài lên đến 2.337,459km, đi qua 10 tỉnh của Việt Nam và 10 tỉnh của Lào.
Thực hiện Hiệp ước hoạch định đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào năm 1977, trong giai đoạn 1978 - 1987 hai nước đã cơ bản hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa với 214 cột mốc tại 199 vị trí. Kết quả này đã được ghi nhận tại Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào, Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định và Nghị định thư về phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào ký năm 1986 và Nghị định thư bổ sung ký năm 1987. Từ năm 1997 - 2003, hai bên đã hoàn thành việc lập bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/50.000 bằng công nghệ số và giải quyết toàn bộ các khu vực tồn đọng sau phân giới, cắm mốc trước kia.
Tuy vậy, sau gần 20 năm, hệ thống mốc quốc giới của 199 vị trí mốc chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý biên giới, mật độ vị trí mốc quá thưa, chất lượng và độ bền vững của hệ thống mốc không cao, nhiều mốc đã xuống cấp nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng này, năm 2005 lãnh đạo 2 nước đã quyết định triển khai Dự án “Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào” với 3 nội dung chính: Tăng dày mốc ở những khu vực cần thiết để làm rõ đường biên giới trên thực địa; tôn tạo và xây dựng các mốc hiện có, nhất là các mốc ở cửa khẩu để bảo đảm kiên cố, khang trang, hiện đại; hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đường biên giới Việt Nam - Lào.
Sau 3 năm chuẩn bị và 8 năm xây dựng, bằng ngân sách nhà nước và vốn Việt Nam viện trợ không hoàn lại cho Lào, đến đầu năm ngoái hai nước đã hoàn thành công tác tăng dày và tôn tạo toàn bộ hệ thống mốc quốc giới Việt - Lào, nâng tổng số cột mốc và cọc dấu từ 214 lên 1.002 tại 905 vị trí, tăng gấp 4,5 lần so với trước đây, được ghi nhận chi tiết tại Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào ký ngày 16.3.2016. Nếu như trước kia, biên giới Việt - Lào cứ 10km mới có 1 cột mốc, thậm chí có nơi 40km mới có 1 cột mốc, thì hiện tại, trung bình cứ 2,6km đường biên giới có 1 cột mốc hoặc cọc dấu, mà hầu hết nằm ở khu vực rừng núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn.
Việc hoàn thành công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào không chỉ là thành quả của nỗ lực triển khai, phối hợp giữa Cơ quan biên giới Trung ương, các bộ, ngành, địa phương hữu quan hai nước, mà còn là sự tham gia, đóng góp của nhân dân hai nước. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, hai bên đã phối hợp huy động trên 1.000 người tham gia; thực hiện trên 8.000 lần tiếp cận vị trí mốc, làm hàng nghìn kilômét đường để phục vụ việc vận chuyển trên 5.000 tấn nguyên vật liệu; san ủi, giải phóng mặt bằng; đào đắp hàng chục nghìn m3 đất đá phục vụ thi công xây dựng mốc.
Việc hoàn thành thắng lợi công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào vừa là nguyện vọng vừa là lợi ích của nhân dân hai nước, có ý nghĩa thiết thực và to lớn về mọi mặt. Trước hết, giúp chất lượng đường biên giới Việt Nam - Lào được nâng lên cả về pháp lý và trên thực địa. Về mặt pháp lý, đường biên giới được mô tả, thể hiện chi tiết trong Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới và bộ bản đồ đính kèm. Trên thực địa, đường biên giới được thể hiện rõ ràng bằng hệ thống mốc quốc giới chính quy, hiện đại, bảo đảm tính trường tồn và thống nhất trên toàn tuyến. Thành quả này mở ra cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, đặc biệt là tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị.
Đặc biệt, việc ký kết Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam - Lào và Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào cùng với Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Lào năm 1977 và các văn kiện biên giới đã ký kết, trở thành bộ hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh nhất về đường biên giới hai nước, tạo cơ sở pháp lý và thực tiễn thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên giới trong tình hình mới.
Quan trọng nhất, việc hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ với vô vàn khó khăn như vậy trong khoảng thời gian khẩn trương, tích cực, một lần nữa là minh chứng thuyết phục cho tình hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào. Người Việt Nam có câu: “Yêu nhau rào giậu cho kín”. Quả vậy, để có được những cột mốc vững chãi nơi biên cương là nhờ vào đồng thuận, đoàn kết một lòng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt - Lào, như lời Đội trưởng Đội cắm mốc tỉnh Luangprabang Lào từng chia sẻ: “Cột mốc dựng lên không phải để tạo ra khoảng cách, mà để thắt chặt thêm tình hữu nghị, thủy chung son sắt vốn có của chúng ta”. Đó cũng là “cột mốc” mới trong quan hệ giữa hai nước, không chỉ đặt nền móng cho sự ổn định, bình yên hôm nay mà còn là tài sản cho muôn đời sau.
Ở cuối thời nhà Thanh (Trung Quốc), nhiều nhiếp ảnh gia phương Tây đã đến và văn hoá chụp ảnh cũng đã du nhập vào đất nước vẫn đang ở thời kỳ phong kiến này. Qua những bức ảnh đen trắng cũ kỹ, cuộc sống hàng ngày, nếp sinh hoạt của người dân trong thời kỳ đó được khắc hoạ một cách chân thực và sống động nhất. Đồng thời, thông qua những hình ảnh đó, hậu thế cũng có được cái nhìn trực quan hơn về cảnh đón Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc xưa kia.
Dù vào thời kỳ nào, Tết âm lịch vẫn luôn là một ngày lễ chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Trung Quốc. Nhiều phong tục đón Tết ở triều đại nhà Thanh vẫn còn được bảo tồn và lưu giữ cho đến tận ngày nay.