Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Sư Phạm Đại Học Huế

Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Sư Phạm Đại Học Huế

TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘIKHOA HỌC XÃ HỘI136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt NamTelephone: 024.37547823 (416 or 417),Email: [email protected]

TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘIKHOA HỌC XÃ HỘI136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt NamTelephone: 024.37547823 (416 or 417),Email: [email protected]

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Huế

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2024

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐH HUẾ

Địa chỉ: Số 34 Lê Lợi, Phường Phú Hội, Thành phố Huế.

Điện thoại liên hệ tuyển sinh:  (0234).282.4243; - Di động: 0823476555 Email:  [email protected] ;

Website:  http://www.dhsphue.edu.vn  Facebook:  facebook.com/dhsphue;

TRÍCH ĐỀ ÁN TUYỂN SINH NĂM 2024:

1. Tuyển sinh chính quy trình độ đại học

Theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (viết tắt là Bộ GDĐT) và Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy của Đại học Huế ban hành kèm theo Quyết định số 176/QĐ-ĐHH ngày 23/02/2023 của Giám đốc Đại học Huế.

1.2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

1.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

PT1: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp Trung học phổ thông (học bạ)

PT2: Xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (TN THPT) năm 2024.

PT3: Xét tuyển dựa vào điểm học bạ hoặc dựa vào điểm thi TN THPT năm 2024 kết hợp với điểm đánh giá năng lực các môn năng khiếu (đối với các ngành đào tạo có tổ hợp môn xét tuyển kết hợp giữa điểm và hóa và điểm thi năng khiếu).

PT4: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

PT5: Xét tuyển theo phương thức riêng của Đại học Huế.

PT6: Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

1.3.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện xét tuyển

1.3.2.1. Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ) (PT1)

Nhà trường sử dụng kết quả học tập của 02 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12 để xét tuyển với điều kiện: điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung của môn học đó (làm tròn đến 1 chữ số thập phân). Cách tính điểm mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển (gọi là Điểm M) được tính theo công thức như sau:

a) Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên (thuộc Lĩnh vực Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên)

- Xét tuyển trình độ đại học dựa trên tổ hợp các môn học ở THPT: thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên; xếp loại hạnh kiểm lớp 12 (theo học bạ) từ loại khá trở lên.

- Điều kiện xét tuyển vào các ngành đào tạo bằng tiếng Anh: Người học phải có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt mức tối thiểu: Học kì 1 lớp 12 môn Tiếng Anh đạt 6,5 điểm trở lên; hoặc bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam; hoặc các chứng chỉ tương đương (A2, IELTS: 3.5, TOEIC: 400, TOEFL ITP: 400, TOEFL CBT: 96, TOEFL IBT: 40, Cambridge Test: 45-64 PET hoặc 70-89 KET).

- Không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

b) Đối với các ngành còn lại (Hệ thống thông tin; Tâm lý học giáo dục)

Tổng điểm xét tuyển theo tổ hợp đạt từ 18.0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có).

1.3.2.2. Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (PT2)

a) Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên

- Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT tối thiểu bằng điểm trung bình cộng tổ hợp các bài thi/môn thi theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định.

- Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm thi của các môn đó trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024;

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT.

- Xếp loại hạnh kiểm của thí sinh lớp 12 (theo học bạ) đạt từ loại khá trở lên.

b) Đối với các ngành còn lại (Hệ thống thông tin; Tâm lý học giáo dục)

Công bố điểm xét tuyển sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

1.3.2.3. Xét tuyển dựa vào điểm học bạ hoặc dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 kết hợp với điểm đánh giá năng lực các môn năng khiếu (PT3)

a) Đối với phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 kết hợp với kết quả thi các môn năng khiếu

- Điểm môn văn hóa trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

- Điểm môn văn hóa phải thỏa mãn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GDĐT.

b) Đối với phương thức xét tuyển dựa vào điểm học bạ kết hợp với kết quả thi tuyển năng khiếu

- Điểm môn văn hóa trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung môn học đó của 02 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12 (làm tròn đến 1 chữ số thập phân). Cách tính điểm môn văn hóa theo công thức Điểm M được nêu ở PT1.

- Đối với ngành Giáo dục Mầm non: Điều kiện xét tuyển dựa vào điểm học bạ là học sinh đã tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên.

- Đối với ngành Sư phạm Âm nhạc: Điều kiện xét tuyển dựa vào điểm học bạ là học sinh đã tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.

- Tổng điểm 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển (gồm môn văn hoá và hai môn năng khiếu) cộng điểm ưu tiên (nếu có) phải ≥ 19,5.

c) Thí sinh ngành Sư phạm Âm nhạc có điểm thi các môn năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) khi đăng ký xét tuyển không phải áp dụng ngưỡng đầu vào.

1.3.2.4. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành (PT4)

Thí sinh được xét tuyển thẳng theo quy định tại Khoản 1 và 2, Điều 8 của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non của Bộ GDĐT.

Ưu tiên xét tuyển thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 8 của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non của Bộ GDĐT.

1.3.2.5. Xét tuyển theo phương thức riêng của Trường (PT5)

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ưu tiên xét tuyển vào các ngành phù hợp đối với thí sinh thỏa mãn một trong các tiêu chí sau (số lượng trúng tuyển lấy theo thứ tự từ i) đến vii), xếp hạng giải từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Trong trường hợp có nhiều thí sinh đồng hạng, vượt quá chỉ tiêu sẽ xét đến điểm tốt nghiệp THPT, điểm trung bình năm học lớp 12):

i) Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì hoặc Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, đã tốt nghiệp THPT, có học lực lớp 12 đạt loại giỏi trở lên được ưu tiên xét tuyển vào các ngành phù hợp (môn đoạt giải phải thuộc tổ hợp môn xét tuyển của ngành đăng kí xét tuyển).

ii) Thí sinh đoạt một trong các giải Vàng, Bạc, Đồng (hoặc các giải thưởng tương đương) trong các cuộc thi âm nhạc/mỹ thuật cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, đã tốt nghiệp THPT và có học lực lớp 12 đạt từ loại giỏi trở lên được ưu tiên xét tuyển vào ngành Giáo dục mầm non.

iii) Thí sinh đoạt một trong các giải Vàng, Bạc, Đồng (hoặc các giải thưởng tương đương) trong các cuộc thi âm nhạc cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trở lên, đã tốt nghiệp THPT và có học lực lớp 12 đạt từ loại khá trở lên được ưu tiên xét tuyển vào ngành Sư phạm Âm nhạc.

iv) Học sinh trường THPT chuyên có học lực lớp 12 đạt loại giỏi được ưu tiên xét tuyển vào ngành phù hợp với môn chuyên trong chương trình học THPT.

v) Học sinh THPT đạt xếp loại giỏi ba năm liên tục (các lớp 10, 11 và 12).

vi) Ưu tiên xét tuyển dựa vào chứng chỉ quốc tế kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Nếu thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (còn thời hạn công nhận tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS ≥ 5.0 hoặc TOEFL iBT ≥ 60 hoặc TOEFL ITP ≥ 500 và có môn tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển điểm thi THPT 2024 thì: điều kiện xét tuyển của các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên là tổng điểm 02 môn (không phải môn Tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển thỏa mãn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định. Đối với các ngành còn lại, điều kiện xét tuyển là tổng điểm 02 môn (không phải môn Tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển phải ≥12,0.

vii) Ưu tiên xét tuyển dựa vào chứng chỉ quốc tế kết hợp với điểm học bạ: Nếu thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (còn thời hạn công nhận tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS ≥ 5.0 hoặc TOEFL iBT ≥ 60 hoặc TOEFL ITP ≥ 500 và có môn tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển kết quả học tập THPT thì điều kiện xét tuyển của các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên là: Học lực năm lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 8,0 trở lên; hạnh kiểm lớp 12 (theo học bạ) xếp loại khá trở lên và tổng điểm 02 môn (không phải môn Tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển phải ≥12,0; Đối với các ngành còn lại: tổng điểm 02 môn (không phải môn Tiếng Anh) trong tổ hợp môn xét tuyển phải ≥12,0.

1.3.2.6. Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực (các môn văn hoá) của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (PT6)

Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực (các môn văn hoá) của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy của Trường với điều kiện:

a) Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên: thí sinh đạt xếp loại hạnh kiểm lớp 12 (theo học bạ) từ loại khá trở lên.

- Tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 19,0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có). Đối với ngành Giáo dục Mầm non, ngưỡng điểm văn hóa phải đạt yêu cầu: (điểm văn hóa + 1/3 điểm ưu tiên) ≥ 6,33 điểm.

- Riêng đối với ngành Sư phạm Âm nhạc: Tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt từ 18,0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có). Ngưỡng điểm văn hóa phải đạt yêu cầu: (điểm văn hóa +1/3 điểm ưu tiên) ≥ 6,0 điểm.

b) Đối với các nhóm ngành còn lai: tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 15.0 điểm trở lên (đã cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực nếu có).

1.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo Ngành/Nhóm ngành, theo từng phương thức tuyển sinh

1.5.1 Đối với các ngành đào tạo giáo viên: Căn cứ trên điểm sàn xét tuyển đối với ngành đào tạo giáo viên, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển và các yêu cầu về ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ GDĐT ở kỳ tuyển sinh năm 2024.

1.5.2 Đối với các ngành đào tạo khác (ngoài sư phạm): từ 18,0 điểm trở lên đối với phương thức xét học bạ và từ 15,0 điểm trở lên đối với phương thức xét điểm thi (đã cộng điểm ưu tiên nếu có).

1.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh dự tuyển vào các ngành của Trường sử dụng trong xét tuyển

- Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên: Không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.

- Đối với thí sinh sử dụng PT3 để xét tuyển (điểm môn văn hóa kết hợp thi môn năng khiếu), phải đảm bảo ngưỡng điểm văn hóa, cụ thể: (Điểm văn hóa +1/3 điểm ưu tiên) ≥ 1/3 ngưỡng đảm chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định.

- Chỉ tiêu chính thức sẽ được công bố sau khi có công văn giao chỉ tiểu tuyển sinh năm 2024 của Bộ GDĐT. Đây là căn cứ để Nhà trường thực hiện chính sách hỗ trợ cho sinh viên nhập học có đăng ký hưởng Nghị định 116/2020/NĐ-CP (chỉ tiêu nhu cầu xã hội). Đối với những ngành có sinh viên nhập học vượt quá chỉ tiêu nhu cầu xã hội được Bộ GDĐT giao, Nhà trường sẽ căn cứ số lượng sinh viên đăng ký hưởng Nghị định 116 theo thực tế, thành lập Hội đồng để xét chọn theo các tiêu chí và lấy kết quả từ trên xuống cho đến khi hết chỉ tiêu được giao. Sinh viên không thuộc diện được hỗ trợ chính sách Nghị định 116 thì không được hỗ trợ chi phí sinh hoạt và thực hiện đóng học phí theo quy định.

- Trường sẽ tổ chức xét tuyển theo chỉ tiêu từng phương thức đã công bố. Phương thức xét tuyển nào sau khi xét vẫn còn thừa chỉ tiêu sẽ được chuyển chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển khác có nhu cầu tuyển sinh trong tổng chỉ tiêu đã được xác định.

1.7. Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức, điều kiện nhận hồ sơ dự tuyển/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển

1.7.1. Thời gian, hình thức: Thực hiện theo kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Huế.

1.7.2. Điều kiện nhận hồ sơ dự tuyển/dự thi: thí sinh thỏa mãn điều kiện xét tuyển theo quy định tại mục 1.3.2.

1.7.3. Thông tin về kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực năm 2024 (bao gồm cả các môn năng khiếu)

1.7.3.1. Kỳ thi đánh giá năng lực các môn thi năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức

a. Đối tượng, điều kiện dự thi và phạm vi áp dụng

- Đối tượng dự thi: Thí sinh là học sinh lớp 12 hoặc đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương), có nhu cầu thi đánh giá năng lực các môn năng khiếu để lấy kết quả xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

+ Có hồ sơ đăng kí dự thi hợp lệ; đóng đầy đủ lệ phí thi theo quy định.

+ Có đủ sức khỏe, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị cấm thi theo quy định của pháp luật hiện hành.

Lưu ý: Thí sinh phải đáp ứng quy định về điều kiện xét tuyển cụ thể của mỗi trường đại học, cao đẳng. Nhà trường sẽ gửi kết quả thi qua địa chỉ email thí sinh đã đăng kí trực tuyến hoặc thí sinh có thể thí sinh truy cập vào website của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tại https://nangkhieu.dhsphue.edu.vn/ để xem và tải kết quả thi của cá nhân.

- Phạm vi áp dụng: Chứng nhận kết quả thi chỉ có giá trị xét tuyển đại học, cao đẳng trong cùng năm tuyển sinh.

NK1: Hát (tự chọn) NK2: (Kể chuyện theo tranh)

NK1: (Cao độ và Tiết tấu) NK2: (Hát/Nhạc cụ)

c. Thời gian đăng ký dự thi và tổ chức thi đánh giá năng lực các môn năng khiếu

+ Đợt 1: Từ ngày 01/04/2024 đến ngày 25/4/2024

+ Đợt 2: Dự kiến từ ngày 01/6/2024 đến ngày 20/6/2024

+ Đợt 1: Từ ngày 17/5/2024 đến ngày 19/5/2024

+ Đợt 2: Dự kiến từ ngày 12/7/2024 đến ngày 14/7/2024

+ Đợt 1: Dự kiến ngày 25/5/2024

+ Đợt 2: Dự kiến ngày 19/7/2024.

1.7.3.2. Kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế công nhận và sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực các môn văn hoá của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh để xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy (xem mục 1.3.2.6).

Thí sinh nộp giấy chứng nhận kết quả đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho bộ phận tuyển sinh của Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế để đăng ký xét tuyển.

Để nắm thông tin chi tiết về kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh đăng nhập trực tiếp vào website:

1.8. Chính sách ưu tiên (xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển)

1.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển

Lệ phí dự thi đánh giá năng lực các môn thi năng khiếu để đăng kí xét tuyển vào các ngành Giáo dục Mầm non, Sư phạm Âm nhạc là 320.000 đồng/hồ sơ.

1.10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy:

- Sinh viên thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên được đào tạo bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (đối với các môn chuyên ngành): Học phí thực hiện theo quy định hiện hành.

- Sinh viên không thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên: Nộp học phí theo quy định hiện hành.

- Sinh viên đạt kết quả học tập tốt sẽ được xét cấp học bổng của Nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân.

- Lộ trình tăng học phí thực hiện theo quy định hiện hành.

1.11. Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt trong năm

- Xét tuyển đợt 1: Theo kế hoạch chung của Bộ GDĐT và của Đại học Huế.

- Xét các đợt bổ sung: Theo kế hoạch chung của Đại học Huế.

1.12. Các nội dung khác (không trái quy định hiện hành)

- Những ngành có nhiều tổ hợp xét tuyển, điểm trúng tuyển của các tổ hợp được xét bình đẳng như nhau. Điểm xét tuyển theo thang điểm 30.

- Các ngành đào tạo giáo viên không tuyển những thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp, khiếm thính, khiếm thị.

- Chỉ tiêu xét tuyển được phân chia theo từng phương thức tuyển sinh, dựa trên tình hình thực tế thí sinh đăng ký xét tuyển của từng phương thức, Nhà trường sẽ điều chuyển chỉ tiêu trong tổng số chỉ tiêu được Bộ GDĐT và Đại học Huế giao.

- Tác giả gửi bài viết trên Hệ thống gửi bài trực tuyến. Tạp chí không nhận bài gửi qua email.

- Tác giả gửi bài viết chưa được xuất bản hoặc không đang gửi đăng ở tạp chí khác.

- Tác giả có thể được yêu cầu chỉnh sửa bài viết về một số nội dung, thể thức trình bày trước khi bài được tiếp nhận.

- Tác giả có thể sử dụng mẫu bản thảo (Phần A | Phần B | Phần C | Phần D | Bài mẫu đã xuất bản) của tạp chí để chuẩn bị bài viết.

- Bài viết có dung lượng không quá 15 trang.

- Bài viết bao gồm các phần: Tựa (tiếng Việt và tiếng Anh), Tác giả và Địa chỉ, Tóm tắt (tiếng Việt và tiếng Anh), Từ khóa (tiếng Việt và tiếng Anh), Giới thiệu, Vật liệu và Phương pháp, Kết quả và Thảo luận, Kết luận, Lời cảm tạ (nếu có), Tài liệu tham khảo. Bài viết không kèm Phụ lục.

- Các phần: Giới thiệu, Vật liệu và Phương pháp, Kết quả và Thảo luận, Kết luận được đánh số thứ tự. Các phần: Tóm tắt, Lời cảm tạ, Tài liệu tham khảo không đánh số thứ tự.

- Cách trình bày và đánh số thứ tự các phần như sau: tiêu đề cấp 1 viết hoa, in đậm; tiêu đề cấp 2 viết hoa chữ cái đầu tiên, in đậm; tiêu đề cấp 3 viết hoa chữ cái đầu tiên, in nghiêng; tiêu đề cấp 4 không đánh số, in nghiêng. Bài viết không có quá bốn cấp tiêu đề.

Tiêu đề cấp 1: viết hoa, in đậm

Tiêu đề cấp 2: viết hoa chữ cái đầu, in đậm

2.1. Phân lập và định danh sơ bộ các dòng nấm men phân lập

2.2. Định danh dòng nấm men bằng phương pháp sinh học phân tử

Tiêu đề cấp 3: viết hoa chữ cái đầu, in nghiêng

3.1.1. Đặc điểm hình thái của nấm men phân lập

3.1.2. Khả năng lên men glucose và saccharose

- Trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Tựa tiếng Việt: viết hoa, in đậm.

Tựa tiếng Anh: viết hoa chữ đầu tiên, danh từ riêng, chữ sau dấu gạch ngang hoặc dấu hai chấm.

- Ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ thông tin, mô tả nội dung nghiên cứu.

- Tên khoa học được viết in nghiêng.

- Trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

- Viết đầy đủ họ và tên của tác giả.

- Dùng số sau tên tác giả để chú thích địa chỉ.

- Đánh dấu * cho tác giả liên hệ và cung cấp địa chỉ email.

Tô Nguyễn Phước Mai1, Lý Văn Khánh2*, Bùi Lan Anh3 và Trần Thanh Trúc1

1 Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

2 Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ

3 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ

*Tác giả liên hệ (Corresponding author): Lý Văn Khánh ([email protected])

- Trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh, in nghiêng, tối đa 200 từ.

- Trình bày ngắn gọn mục đích nghiên cứu, phương pháp sử dụng, kết quả chính, kết luận và ý nghĩa.

- Nếu dùng từ viết tắt (lặp lại ít nhất hai lần), thì giới thiệu từ viết đầy đủ ở lần đầu tiên.

- Không trích dẫn tài liệu tham khảo trong phần Tóm tắt.

- Trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

- Tránh từ chung chung và cụm từ bao hàm nhiều khái niệm.

- Viết in nghiêng, cách nhau bằng dấu phẩy.

- Sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

Từ khóa: cá trê lai, Clarias, lai khác loài, nghề nuôi cá trê

Keywords: catfish farming, clarias, hybrid catfish, inter-specific hybridization

- Trình bày các nội dung: bối cảnh, thực trạng vấn đề nghiên cứu, tầm quan trọng của nghiên cứu, tổng quan tài liệu, xác định vấn đề nghiên cứu, chỉ ra tính mới của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu.

- Tránh trình bày dài dòng, chi tiết hoặc chỉ liệt kê, tóm tắt những nghiên cứu trước.

6. Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu

- Mô tả nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết để các nhà nghiên cứu khác có thể áp dụng được.

- Các nội dung cụ thể như: thiết kế nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu, cỡ mẫu và chọn mẫu, công cụ nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin, phân tích dữ liệu,…

- Các phương pháp đã được công bố phải được trích dẫn nguồn và được mô tả nếu có sự điều chỉnh.

- Trình bày những kết quả/phát hiện qua nghiên cứu, trả lời được câu hỏi nghiên cứu.

- Nên trình bày những kết quả quan trọng, đồng thời trình bày theo thứ tự hợp lý.

- Diễn giải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, không đơn thuần lặp lại số liệu có trong bảng/hình, đặc biệt trung thực với kết quả.

- Thảo luận, giải thích, so sánh với kết quả của các nghiên cứu trước.

- Nêu những hạn chế của nghiên cứu.

- Kết luận phải rõ ràng, cô đọng trên cơ sở kết quả của nghiên cứu.

- Nêu ý nghĩa của nghiên cứu, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

- Không lặp lại kết quả nghiên cứu.

- Cảm ơn các cơ quan, cá nhân đã tài trợ nghiên cứu, hay hỗ trợ về tài chính/kỹ thuật cho tác giả; cảm ơn đồng nghiệp đã giúp đỡ nghiên cứu, nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để đứng tên tác giả; cảm ơn đối tượng nghiên cứu đã tham gia;…

- Tên các cá nhân, tổ chức phải được viết đầy đủ.

- Chỉ sử dụng từ viết tắt khi từ được lặp lại ít nhất 2 lần trong bài.

- Từ viết tắt cần được giới thiệu ở lần xuất hiện đầu tiên, về sau cần nhất quán sử dụng trong toàn bài.

- Trình bày rõ và dễ đọc; bảng có không quá 7 cột số liệu.

- Bảng, hình được đánh số theo số thứ tự, vd: Bảng 1, Bảng 2,..; Hình 1, Hình 2,…

- Tựa bảng nằm phía trên bảng, canh trái, in đậm, viết hoa chữ cái đầu tiên, không có dấu chấm ở cuối tựa.

- Tựa hình nằm phía dưới hình, canh giữa, in đậm, viết hoa chữ cái đầu tiên, không có dấu chấm ở cuối tựa.

- Trích dẫn nguồn nếu sử dụng bảng/hình từ tài liệu khác. Nguồn trích dẫn được đặt dưới cùng của bảng/hình, trong ngoặc đơn, in nghiêng.

Bảng 1. Ảnh hưởng của bón lân phối trộn DCAP đến sinh khối khoai lang, khoai mì và khoai mỡ

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau khác nhau thì có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%(**) và 5% (*); ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê; DCAP: dicarboxylic acid polymer

Hình 1. Tỷ lệ phần trăm hộ dân sử dụng các dấu hiệu trong dự báo lũ

- Chiều dài, diện tích, thể tích: mm, cm, km, mm2, cm2, m3, µL, mL, L,…

- Khối lượng: g, kg, ng, µg, mg, kg, t, Da, kDa,…

- Nồng độ: nM, µM, mM, M, %, µg/L, mg/L, g/L,..

- Viết cách số một khoảng trắng (ví dụ: 5 L, 5 kg, 5 ppm,…) trừ phần trăm và nhiệt độ (ví dụ: 5%, 60°C).

- Số thập phân dùng dấu phẩy và số từ hàng ngàn trở lên dùng dấu chấm.

- Phương pháp dùng số thập phân căn cứ vào mức độ đo lường của phương pháp nghiên cứu.

Tên khoa học được viết in nghiêng, viết từ đầy đủ ở tựa bài và trong lần viết đầu tiên, về sau cần nhất quán sử dụng từ viết tắt trong toàn bài, , ví dụ: viết đầy đủ Escherichia coli ở lần viết đầu tiên, E. coli từ lần viết thứ hai.

Phương trình hay công thức được viết xuống dòng riêng và canh giữa. Có thể dùng Equation (MS. Word) hoặc MathType để viết công thức.

(dhkl)-2 = (h2 + k2 + l2). a-2 (1)

Trích dẫn trong ngoặc đơn (Parenthetical citation)

Trích dẫn trong câu (Narrative citation)

(Deharveng & Bedos, 2000) (Hồ & Lư, 2003)

Deharveng and Bedos (2000)Hồ và Lư (2003)

(Aron et al., 2019)(Hiền và ctv., 2016)

*"và ctv.", "et al." không viết in nghiêng

Aron et al. (2019)Hiền và ctv. (2016)

Tác giả là một cơ quan, tổ chức

Ghi tên cơ quan và năm (Tên cơ quan có thể viết tắt nếu được trích dẫn hơn một lần trong bài)

(United States Government Accountability Office, 2019)

*Trích dẫn lần đầu:(Food and Agriculture Organization of the United Nations [FAO], 1977)*Trích dẫn lần sau:(FAO, 1977)

United States Government Accountability Office (2019)

*Trích dẫn lần đầu:Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO, 2020)*Trích dẫn lần sau:FAO (1977)

Sắp xếp các tài liệu theo năm xuất bản. Nếu các tài liệu có cùng năm xuất bản, thì sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

(Hiền và ctv., 2016; Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017; Cảnh, 2017; Aron, 2019; Belcher, 2019)

*Mỗi tài liệu cách nhau bằng dấu chấm phẩy

Hiền và ctv. (2016), Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Cảnh 92017), Aron (2019) và Belcher (2019)

Nhiều tài liệu cùng cách trích dẫn tác giả

Ghi tác giả và các năm theo thứ tự tăng dần

Nhiều tài liệu cùng cách trích dẫn tác giả và cùng năm xuất bản

Ghi tác giả và năm kèm theo chữ cái a, b, c,…

Ghi tác giả và năm (nếu có) của tài liệu gốc kèm “trích dẫn bởi” hoặc “as cited in” tác giả và năm của tài liệu thứ cấp

(Garrison, 2011, as cited in Kattoua et al., 2016)

(Hinh và ctv., 2003, trích dẫn bởi Tuấn & Minh, 2015)

*Trong danh mục TLTK chỉ liệt kê tài liệu thứ cấp (Kattoua et al., 2016; Tuấn & Minh, 2015)

Garrison (2011, as cited in Kattoua et al., 2016)

Hinh và ctv. (2013, trích dẫn bởi Tuấn & Minh, 2015)

Trích dẫn nguyên vănGhi tác giả, năm và trang viết.Đoạn trích dưới 40 từ: để trong ngoặc kép.Đoạn trích trên 40 từ: viết riêng đoạn mới, lùi đầu dòng, không dấu ngoặc kép.

“Riêng hai tiếng Cần Thơ trong sử không có ghi chép rõ ràng như các tỉnh khác” (Minh, 1966, trích dẫn bởi Cảnh, 2020, tr. 232).

Nguồn gốc tên gọi “Cần Thơ” do dân gian truyền lại như sau:

Tương truyền lúc chúa Nguyễn Ánh trên đường bôn tẩu vào Nam đã đi qua nhiều nơi để tránh Tây Sơn mưu đồ phục quốc. Lúc bấy giờ Ngài ngự trên một chiếc thuyền đi ngang dòng sông Hậu, thuộc địa phận huyện Phong Phú thả thuyền theo sóng gió lênh đênh trên mặt nước, bỗng nghe tiếng ngâm thơ, đàn địch, hò hát, hòa nhau rất nhịp nhàng. Ngài xúc động và đặt tên con sông này là Cầm Thi giang. Lần lần hai tiếng Cầm Thi được lan rộng ra dân chúng, được đọc trại là “Cần Thơ”. ( Minh 1966, trích dẫn bởi Cảnh, 2020, tr. 232)

Trong sách Cần Thơ xưa và nay, soạn giả Minh (1966, trích dẫn bởi Cảnh, 2020) cũng cho rằng: “Riêng hai tiếng “Cần Thơ” trong sử không có ghi chép rõ ràng như các tỉnh khác” (tr. 232).

Minh (1966, trích dẫn bởi Cảnh, 2020) đã đề cập đến nguồn gốc tên gọi “Cần Thơ” do dân gian truyền lại như sau:

Tương truyền lúc chúa Nguyễn Ánh trên đường bôn tẩu vào Nam đã đi qua nhiều nơi để tránh Tây Sơn mưu đồ phục quốc. Lúc bấy giờ Ngài ngự trên một chiếc thuyền đi ngang dòng sông Hậu, thuộc địa phận huyện Phong Phú thả thuyền theo sóng gió lênh đênh trên mặt nước, bỗng nghe tiếng ngâm thơ, đàn địch, hò hát, hòa nhau rất nhịp nhàng. Ngài xúc động và đặt tên con sông này là Cầm Thi giang. Lần lần hai tiếng Cầm Thi được lan rộng ra dân chúng, được đọc trại là “Cần Thơ”. (tr. 232)

- Danh sách tài liệu tham khảo chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn trong bài viết.

- Không sử dụng chú thích ở cuối trang (footnote) để thay thế cho danh sách tài liệu tham khảo.

- Liệt kê Tài liệu tham khảo theo định dạng APA (the American Psychological Association reference style).

Đối với tài liệu tiếng Anh, họ tác giả được viết trước và viết đầy đủ; chữ đệm (nếu có) và tên tác giả viết chữ cái đầu có dấu chấm. Đối với tài liệu tiếng Việt, tên tác giả được viết trước và viết đầy đủ, họ và chữ đệm (nếu có) viết chữ cái đầu có dấu chấm.

Các tác giả được viết cách nhau bằng dấu phẩy, thêm ký hiệu “&” vào trước tác giả cuối cùng. Sau DOI/URL không có dấu chấm. Thụt đầu dòng từ dòng thứ hai của mỗi tài liệu tham khảo.

Trong danh mục tài liệu tham khảo, sắp xếp các tài liệu theo thứ tự bảng chữ cái. Một số trường hợp đặc biệt sau:

+ Nếu các tài liệu giống nhau về cách trích dẫn vào bài viết nhưng khác năm xuất bản, thì sắp xếp các tài liệu theo năm xuất bản tăng dần.

+ Các tài liệu giống nhau về cách trích dẫn vào bài viết và cùng năm xuất bản thì được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái của các tác giả, đồng thời thêm vào các chữ cái a, b, c,…sau năm xuất bản. (Nếu các tác giả giống nhau, thì sắp xếp theo tựa bài viết).

+ Nếu hai tài liệu giống nhau về cách ghi tác giả đứng đầu, thì tài liệu có một tác giả được xếp trước.

Tên, Họ. Chữ đệm., & Tên, Họ. Chữ đệm. (Năm). Tựa sách in nghiêng (lần xuất bản). Nhà xuất bản. DOI (nếu có)

Hồ, T. B., & Lư, N. T. (2003). Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Surname, N. M., & Surname, N. M. (Year). Title of work: Capital letter also for subtitle (edition). Publisher. DOI (if available)

Belcher, W. (2019). Writing your journal article in twelve weeks: A guide to academic publishing success (2nd ed.). University of Chicago Press.

FAO. (1977). Guidelines for soil profile description (2nd ed.). Soil Resources Development and Conservation Service, Land and Water Development Division, FAO.

Tên, Họ. Chữ đệm., & Tên, Họ. Chữ đệm. (Năm). Tựa chương sách in đứng. Trong Họ tên & Họ tên (Chủ biên), Tựa sách in nghiêng (trang của chương sách). Nhà xuất bản. DOI (nếu có)

Hiền, T. T. T., Tú, T. L. C., & Glencross, B. (2016). Dinh dưỡng và thức ăn cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Trong N. T. Phương, & N. A. Tuấn (Chủ biên). Nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở đồng bằng sông Cửu Long: Thành công và thách thức trong phát triển bền vững (trang 109-136). Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Surname, N. M., & Surname, N. M. (Year). Title of chapter. In N. Surname, & N. Surname (Eds.), Title of work: Capital letter also for subtitle (pp. pages of chapter). Publisher. DOI (if available)

Aron, L., Botella, M., & Lubart, T. (2019). Culinary arts: Talent and their development. In R. F. Subotnik, P. Olszewski-Kubilius, & F. C. Worrell (Eds.), The psychology of high performance: Developing human potential into domain-specific talent (pp. 345–359). American Psychological Association. https://doi.org/10.1037/0000120-016

Tên, Họ. Chữ đệm., & Tên, Họ. Chữ đệm. (Năm). Tựa bài báo in đứng. Tên tạp chí in nghiêng, volume in nghiêng(issue in đứng), trang bài báo. DOI (nếu có)

Cảnh, Đ. N. (2017). Thực trạng và phương pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 54(7), 117-121. https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2018.131

Surname, N. M., & Surname, N. M. (Year). Title of article. Title of Periodical, volume number(issue number), page range. DOI (if available)

Tên, Họ. Chữ đệm., & Tên, Họ. Chữ đệm. (Năm). Tựa bài viết in đứng. Trong Tên, Họ. Chữ đệm. (Chủ biên), Tựa kỷ yếu in nghiêng (trang bài viết). Nhà xuất bản. DOI/URL (nếu có)

Tuấn, L. A., & Minh, V. Q. (2015). Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Cần Thơ dưới sự hỗ trợ của GIS. Kỷ yếu hội nghị GIS toàn quốc 2015 (trang 643-647). https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/kyyeuhoinghitrongnuoc-2015/baibao-30971.html?page_current=5

Surname, N. M., & Surname, N. M. (Year). Title of paper. In A. Editor & B. Editor (Eds.), Title of proceedings (page range). Publisher. DOI or URL (if available)

Tên Cơ quan/Tổ chức. (Năm). Tựa văn bản in nghiêng (Số ban hành nếu có). URL

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Quyết định ban hành quy trình quản lý văn bản trong môi trường mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Số 1224/QĐ-BGDĐT). http://www.moet.gov.vn/van-ban/vbdh/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=2176

Government Department (Year). Document title (Publication No). URL

Tên, Họ. Chữ đệm. (Năm). Tên luận văn/luận án in nghiêng (luận văn thạc sĩ/luận án tiến sĩ). Tên cơ sở đào tạo.

Hường, Đ. T. (2013). Nghiên cứu đánh giá tiềm năng tái chế chất thải điện tử và thu hồi kim loại có giá trị từ bản mạch điện tử thải bỏ (Luận văn thạc sĩ). Đại học Quốc gia Hà Nội.

Surname, N. M. (Year). Title of doctoral dissertation or master's thesis (doctoral dissertation or master’s thesis). Name of Institution.

Tên, Họ. Chữ đệm., & Tên, Họ. Chữ đệm. (Năm). Tựa bài viết in nghiêng. URL

Hồng, N. T. B., Dương, N. T. K., Phương, N. T. M., & Thịnh, P. P. (2014). Nhân giống dừa sáp bằng kỹ thuật nuôi cấy phôi. http://hiephoiduabentre.com.vn/inde

Surname, N. M., & Surname, N. M. (Year). Title. URL

Neuburger, H. (2018). How innovative companies are leading the way regarding company culture. EU Startup. https://www.eu-startups.com/2018/04/how-innovative-companies-are-leading-the-way-regarding-company-culture

(Ghi chú: Nếu không có năm thì ghi n.d.)