Tứ Đại Quỷ Vương Thiên Quan Tứ Phúc

Tứ Đại Quỷ Vương Thiên Quan Tứ Phúc

La Vân Hi - Trạch Tiêu Văn, Hồ Ca - Lý Hiện... có kiểu tóc, trang phục gần như nhau nhưng hiệu ứng quá khác biệt.

La Vân Hi - Trạch Tiêu Văn, Hồ Ca - Lý Hiện... có kiểu tóc, trang phục gần như nhau nhưng hiệu ứng quá khác biệt.

Xét về tuổi tác và kinh nghiệm học cờ

Đầu tiên hãy nói về tuổi tác và kinh nghiệm học cờ. Xét về tuổi tác, Hồ Vinh Hoa sinh năm 1945 đương nhiên là lớn tuổi nhất. Liễu Đại Hoa sinh năm 1950 đứng thứ hai, Lí Lai Quần sinh năm 1959 đứng thứ ba còn Lữ Khâm sinh năm 1962 sẽ là em út. Cụ thể hơn, Hồ Vinh Hoa cùng Liễu Đại Hoa là những người sinh ra cùng thời đại trước, trong khi đó Lí Lai Quần cùng thời với Lữ Khâm sau này.

Mặc dù gặp bất lợi về tuổi tác nhất, nhưng Hồ Vinh Hoa vẫn đủ sức kiềm chế các vị kỳ vương mới trong thời đại này cho thấy được thời kỳ đỉnh cao của Hồ Vinh Hoa rất lâu, trình độ và tài năng của ông rất cao! Liễu Đại Hoa vô địch quốc gia vào năm 1980, phá vỡ được sự thống trị của Hồ Vinh Hoa.

Tiếp đó vào năm 1981, ông lại tiếp tục vô địch toàn quốc đồng thời cũng hai lần giành chức vô địch Ngũ Dương Bôi – giải đấu tượng kỳ quán quân toàn quốc. Tuy nhiên, với sự vươn lên mạnh mẽ của bộ đôi Lý Lai Quần và Lữ Khâm, Liễu Đại Hoa đã không còn giành thêm được chức quán quân nào nữa, điều này chứng tỏ kỳ lực của Liễu đại sư đã bị hai hậu bối vượt qua.

Liễu Đại Hoa thất thế hơn Lý Lai Quần và Lữ Khâm vào những năm 1980 một phần là dựa vào kinh nghiệm chơi cờ của ông khi không được bất cứ danh sư nổi tiếng nào chỉ dẫn, chủ yếu tự học là chính. Không được chỉ dẫn bởi các danh sư, Liễu Đại Hoa phải tự học hỏi, tốn nhiều thời gian và đường vòng hơn so với Lý Lai Quần và Lữ Khâm vốn được các cao thủ hàng đẩu chỉ điểm. Lữ Khâm và Lý Lai Quần đã giành chức vô địch quốc gia khi mới đôi mươi, trong khi Liễu Đại Hoa phải tới năm ba mươi tuổi mới đăng quang, khoảng cách là khá rõ ràng.

Trong Tứ Thiên Vương, cả Hồ Vinh Hoa, Lý Lai Quần và Lữ Khâm đều không chỉ được một người thầy giỏi dạy dỗ mà còn được rất nhiều ân sư chỉ bảo, Liễu Đại Hoa yếu hơn ba người bọn là một chút là chuyện thường tình nếu như chúng ta có tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời ông.

Ngoài ra, Hồ Vinh Hoa là người Thượng Hải, Lữ Khâm là người Quảng Đông, đều là những trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Vào thời điểm đó, ở những trung tâm kinh tế lớn thì bầu không khí cũng như trình độ chơi cờ phát triển hơn các vùng còn lại là điều hiển nhiên. Về điểm này, Liễu Đại Hoa cũng thiệt hơn bọn họ.

Xét về thành tích, rõ ràng Hồ Vinh Hoa và Lữ Khâm có thành tích tốt nhất. Hồ Vinh Hoa đã giành được kỉ lục 14 chức vô địch quốc gia cùng với 6 chức vô địch cúp Ngũ Dương. Lữ Khâm giành được 5 chức vô địch quốc gia và 11 chức vô địch Ngũ Dương. Đó điều là những chiếc cúp danh giá nhất trong làng cờ.

Ngoài ra, Lữ Khâm còn từng rất nhiều lần đứng á quân các giải đấu đó, 5 lần vô địch thế giới, điều mà cả ba người còn lại chưa ai từng làm được! Lý Lai Quần dù từ giã nghiệp cờ rất sớm cũng đã từng 4 lần vô địch quốc gia, 1 lần vô địch cúp Ngũ Dương. Nếu xét về thành tích thì Lữ Khâm thật sự rất đáng sợ khi giành được gần như mọi danh hiệu cao quý nhất mà một kỳ thủ có thể đạt được! Xếp theo sau sẽ là Hồ Vinh Hoa, Liễu Đại Hoa và Lý Lai Quần tạm gọi là ngang nhau nhưng khoảng cách giữa họ với Hồ và Lữ là rất hiển nhiên.

Về so sánh xếp hạng, Lữ Khâm đã 25 năm liên tiếp không rời khỏi top 3 toàn quốc, 7 năm liền đứng đầu bảng xếp hạng. Hồ Vinh Hoa nếu xếp hạng từ năm 1960 thì thời gian trị vì sẽ không hề thua kém Lữ Khâm, còn nếu xếp hạng từ năm 1982 thì Hồ đại sư cũng sẽ 9 năm liên tiếp dẫn đầu bảng anh hùng.

Với elo từng đạt đến mức kỉ lục 2690, gần vượt cột mốc 2700, tổng quang Hồ Vinh Hoa vượt trội hơn cả Lữ Khâm. Về điểm này, Liễu Đại Hoa cùng Lý Lai Quần rõ ràng kém xa, hai người bọn họ đều khó để duy trì điểm số trong tốp 3 chứ chưa nói việc dẫn đầu bảng xếp hạng. Khi nói đến việc huấn luyện, đào tạo nhân tài, thành tích của Tứ Thiên Vương cũng có sự khác biệt.

Nhìn chung, ở khía cạnh này thì Hồ Vinh Hoa và Liễu Đại Hoa nổi bật hơn hai người còn lại. Hồ Vinh Hoa đã huấn luyện hai nhà vô địch quốc gia nam là Tạ Tịnh và Tôn Dũng Chinh, cùng với các đại kiện tướng nam như Vạn Xuân Lâm. Về nữ kỳ thủ, Hồ Vinh Hoa đã đào tạo đại sư Đan Hà Lệ, một nhà vô địch quốc gia nhiều năm. Có thể nói, về cả vai trò kỳ thủ lẫn huấn luyện viên, Hồ Vinh Hoa đều rất thành công rực rỡ.

Thành tích huấn luyện của Liễu Đại Hoa cũng rất đáng chú ý, ông đã huấn luyện hai nhà vô địch quốc gia nam là Hồng Trí và Uông Dương, mặc dù có người nói Hồng Trí là học trò của Đào Hán Minh nhưng ít nhất thì Hồng Trí cũng đã từng học cùng Liễu Đại Hoa trong vài năm nên có thể coi như là đệ tử. Ngoài ra, Liễu Đại Hoa còn huấn luyện đại sư Đảng Phỉ cùng với nữ đại sư Tả Văn Tĩnh, những kỳ thủ nổi tiếng khắp thế giới.

Bắt đầu từ năm 1993, Lý Lai Quần chọn con đường kinh doanh, vì vậy không còn thời gian để rảnh rỗi để đào tạo các tài năng trẻ, xếp vào phương diện này thì Lý Lai Quần kém nhất trong bọn họ. Mặc dù Lữ Khâm là một tài năng kiệt xuất với thành tích lẫy lừng nhưng ở phương diện đào tạo thế hệ trẻ thì dường như Lữ đại sư chưa đủ tập trung, điều này gián tiếp dẫn tới sự sa sút của đội tuyển Quảng Đông vốn rất hùng mạnh.

Cho đến ngày nay, ngoài việc bồi dưỡng hai vị nữ đại sư từng vô địch quốc gia là Trần Hạnh Lâm và Trần Lệ Thuần, Lữ Khâm chưa bao giờ đạt được thành tựu lớn trong việc đào tạo các đại sư nam. Điều này dẫn đến việc đội tuyển Quảng Đông hùng mạnh từng phải mời Kỳ Vương Trịnh Duy Đồng ở Tứ Xuyên về góp sức tại giải đồng đội khi mà nhân lực không còn ai để trông cậy. Từ cái nhìn toàn diện, về bồi dưỡng nhân tài Hồ Vinh Hoa lại dẫn đầu tiếp theo sau sẽ là Liễu Đại Hoa, Lữ Khâm cùng Lý Lai Quần.

Xét về sức ảnh hưởng trong giới tượng kỳ

Cuối cùng hãy so sánh về tầm ảnh hưởng của mỗi vị Thiên Vương trong giới tượng kỳ. Tại giáp cấp liên tái năm 2003, Lữ Khâm và Hồ Vinh Hoa ngồi cùng bàn trò chuyện vui vẻ bên ly rượu, Lữ Khâm đã từng nói: ”Hồ tư lệnh, anh là tiền bối trong giới, tôi chỉ nghe anh”. Không khó để nhận ra được từ trong lời nói của Lữ Khâm , người từng giành được hơn 100 danh hiệu cao quý, lập biết bao thành tựu trong kỳ nghệ vẫn rất ngưỡng mộ Hồ Vinh Hoa.

Hồ Vinh Hoa người đang nắm giữ những kỉ lục vô tiền khoáng hậu như vô địch quốc gia trẻ nhất (15 tuổi), vô địch quốc gia mười năm liên tiếp, vô địch quốc gia lớn tuổi nhất (55 tuổi)…hầu như đều được bất cứ ai yêu mến khi nhắc đến. Ngay cả Lữ Khâm, người đã thống trị kỳ đàn hơn 10 năm, thi đấu chuyên nghiệp hơn 40 vẫn cảm thấy mình bé nhỏ hơn bậc đàn anh rất nhiều!

Xét về phương diện này, Liễu Đại Hoa cùng Lý Lai Quần quả thực không bằng. Lý Lai Quần dù là một tài năng kiệt xuất với 4 chức vô địch quốc gia trong mười năm nhưng đã từ bỏ kỳ nghệ từ quá sớm để theo kinh doanh. Tầm ảnh hưởng của anh thậm chí còn thua kém hơn nhiều so với Liễu Đại Hoa chứ chưa nói tới hai vị Hồ – Lữ.

Liễu Đại Hoa là một người có hoài bão lớn nhưng cuộc đời lại gặp nhiều trắc trở. Liễu đại sư thành tài chủ yếu tự học, luôn rất nỗ lực, chăm chỉ mỗi ngày. Mặc dù, Liễu đại sư chưa từng giành lại được chức vô địch từ năm 1981 nhưng với gần nửa thế kỷ cống hiến cho làng cờ, bền bỉ trong mọi giải đấu, huấn luyện biết bao nhân tài trẻ tuổi, danh vị của Liễu đại sư xứng đáng được người đời tôn trọng, nể phục!

Trong nháy mắt, Tứ đại Thiên Vương lừng lẫy ngày nào đều đã có tuổi. Hồ Vinh Hoa đã từ bỏ thi đấu đỉnh cao vào khoảng năm 2014, Lý Lai Quần cũng đã rút lui từ lâu chỉ còn Liễu Đại Hoa và Lữ Khâm vẫn còn hoạt động. Mặc dù, hùng phong vẫn như ngày nào nhưng với sự vươn lên mạnh mẽ của thế hệ mới, cả hai vị đại sư đều không đạt được thành tích nào đáng kể trong thời gian qua.

Nhưng đối người hâm mộ, họ vẫn cảm thấy rất vui khi hai vị đại sư vẫn còn tiếp tục chiến đấu, cho dù màn trình diễn của bọn họ không còn được mãn nhãn, kết quả đã không còn tốt như trước nhưng họ vẫn là những bậc anh hùng hiếm có xưa nay…

Có một ai đó từng hỏi rằng, ý nghĩa của việc chơi cờ là gì? Là để tiếp nối, nối quá khứ đến tương lai, nối thế hệ này đến thế hệ khác… Mọi thứ không có hồi kết như cuộc sống vậy. Cứ mãi tiếp diễn…

“Sóng Trường Giang sóng sau xô lớp trước Bao lớp sóng xô bấy anh hùng Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng Được mất lợi thành bỗng chốc hóa hư không…” (Trích thơ)